Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)
Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự
thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)
Ngày
25/10/2019, tại Trụ sở Bộ, thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật năm 2019,
để hoàn thiện hồ sơ dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi
- gọi tắt Pháp lệnh) trình Chính phủ. Bộ LĐ-TBXH tổ chức họp lấy ý kiến về một
số nội dung còn ý kiến khác nhau trong Dự thảo Pháp lệnh. Tham dự cuộc họp có
đại diện Chính phủ, các bộ, ngành, Hội Cựu chiến binh, Hội Nan nhân chất độc da
cam.
Phát
biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết: Ưu đãi người có công
với cách mạng là chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý "uống nước nhớ
nguồn", sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với những
cống hiến của người có công với cách mạng. Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt
động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người
hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 29/8/1994 là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thể hiện
trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội trong việc quan tâm chăm sóc đời sống
vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có công. Từ đó đến
nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi qua các năm 1998, 2000, 2002, 2005,
2007, 2012 và được đổi tên thành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng. Dự thảo pháp lệnh được xây dựng từ đầu năm 2018, qua rất nhiều hội
thảo thì tháng 8-2019 dự thảo đã được công bố, lấy ý kiến, các bộ, ngành, địa
phương, người dân. Tính đến thời điểm này đã có trên 120 ý kiến phản hồi,
đóng góp của các bộ, ban, ngành, các đoàn đại biểu quốc hội, các địa phương gửi
về, trong đó nổi lên 6 nội dung vẫn còn những ý kiến khác nhau. Bộ LĐ-TBXH sẽ
tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo sớm trình Chính phủ".

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu tại hội
nghị
Dự
thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) có nhiều điểm mới,
Dự thảo Pháp lệnh gồm 6 chương, 57 điều (bổ sung 2 Chương, tăng 7 điều và bỏ 1
Chương so với Pháp lệnh hiện hành). Trong đó, điểm mới được đưa vào là đặt lại
tên điều và tên chương. Dự thảo lần này cũng được thiết kế theo hướng quy định
cụ thể điều kiện quy định từng diện đối tượng theo các chế độ chính
sách. Trong đó, phạm vi điều chỉnh được tập trung vào: Quy định về đối tượng,
điều chỉnh một số chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; công
trình ghi công liệt sĩ, quản lý nhà nước, nguồn lực thực hiện chính sách, chế
độ ưu đãi với người có công và thân nhân… Ngoài ra, “Dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng (sửa đổi) cũng có thêm một số điều chỉnh về đối
tượng áp dụng; đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; việc
giải thích từ ngữ; chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;
nguyên tắc thực hiện chính sách thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.”, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng
nhấn mạnh.
Phát
biểu tại Hội nghị đa số các đại biểu đồng tình đánh giá cao nội dung của dự
thảo, ngắn gọn, dễ hiểu tuy nhiên bên cạnh đó nhiều đại biểu cũng đã chỉ ra
những vấn đề bất cập trong thực tế triển khai chưa được làm rõ trong dự thảo
như vấn đề thân nhân NCC; thế hệ thứ 3 bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học của
người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Công nhận liệt sĩ
đối với trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh chết do vết thương tái phát; cả làng cả xã "chạy" hưởng chế
độ chất độc hóa học và công tác thành tra hồ sơ đối tượng người tham gia kháng
chiến hưởng chế độ chất độc hóa học....
Kết
luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các
đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh: “ Các ý kiến sẽ được ban soan thảo tiếp thu,
chỉnh sửa đưa vào dự thảo Pháp lệnh nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án Pháp
lệnh khi đi vào cuộc sống cũng như sẽ tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo
sớm trình Chính phủ".
Theo tin từ Website Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.